Monday, April 18, 2022

Mở công ty chuyên cung cấp dịch vụ kế toán

 

Sinh viên có thể làm kiểm toán viên, mở công ty dịch vụ và đào tạo hay tiến thân theo lĩnh vực tài chính.

Chia sẻ tại tập 9 tọa đàm "UniPrep - Sắp vào đại học", ông Nguyễn Phan Anh Quốc - Giám đốc Kiểm toán, Công ty TNHH Ernst & Young (EY) Việt Nam và ông Trần Hồng Vân, Giám đốc tài chính - Tập đoàn Giáo dục Quốc tế nhận định sinh viên ngành kế toán có thể phát triển sự nghiệp theo nhiều con đường khác nhau.

Kế toán, kiểm toán viên

Ngay từ khi còn học trên giảng đường, sinh viên có thể bắt đầu đi làm cho tổ chức, doanh nghiệp với vị trí thực tập sinh. Nhờ đó khi tốt nghiệp, các bạn có thể lập tức làm công việc đúng nghiệp vụ. Thực tế, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần có bộ phận kế toán.

Kiến thức kế toán cũng là nền tảng để nhân sự có thể làm kiểm toán viên. Ông Quốc cho biết, khi học ngành Kế toán - Kiểm toán, khối lượng kiến thức kế toán luôn nặng hơn kiểm toán, "Do đó, nếu như đã học, có kiến thức về kế toán thì con đường nghề nghiệp tại bốn công ty kiểm toán hàng đầu thế giới (Big4) rất rộng mở", ông khẳng định.

Ông Nguyễn Phan Anh Quốc - Giám đốc Kiểm toán, Công ty TNHH Ernst & Young (EY) Việt Nam. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Ông Nguyễn Phan Anh Quốc - Giám đốc Kiểm toán, Công ty TNHH Ernst & Young (EY) Việt Nam. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Bên cạnh đó, các công ty này cũng có rất nhiều dịch vụ cần nhân sự có nền tảng kế toán như Accounting Services, Financial Due Diligence (Dịch vụ thẩm định chi tiết), Forensic Accounting (Kế toán điều tra) hay Risk Assessment (Đánh giá rủi ro). Lúc này, kế toán viên đảm nhận các nhiệm vụ như hỗ trợ doanh nghiệp thiết lập hệ thống kế toán; đánh giá tình hình tài chính trong công tác mua bán, sáp nhập công ty; kiểm tra hệ thống thiết lập, chứng từ...

Theo ông Trần Hồng Vân, sinh viên tốt nghiệp ngành này cũng có thể làm kiểm toán nội bộ, tức tiến hành kiểm và đánh giá tình hình công tác kế toán thường xuyên cho doanh nghiệp. Như vậy, các công ty có bộ phận này không cần chờ kiểm toán viên thuê ngoài tới làm việc mỗi năm một lần.

Mở công ty chuyên cung cấp dịch vụ kế toán

Các diễn giả đánh giá, sinh viên kế toán cũng rất năng động và hoàn toàn có thể khởi nghiệp. Ông Anh Quốc từng mở doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và đào tạo cùng với các đồng nghiệp. Từ kinh nghiệm cá nhân, ông cho rằng để khởi nghiệp trong lĩnh vực này, người làm nghề không chỉ cần vững kỹ thuật chuyên môn mà còn cần những kỹ năng khác và mối quan hệ với khách hàng để tạo cho mình tư duy kinh doanh. "Khi đó, mình hoàn toàn có thể tự điều hành doanh nghiệp của mình", diễn giả khẳng định.

Giám đốc Kiểm toán - EY Việt Nam cho biết thêm, hình thức này có hai xu hướng điển hình. Đầu tiên là mở công ty kế toán để làm dịch vụ cho những doanh nghiệp mới thành lập. Với sự gia tăng mạnh mẽ của các startup, nhu cầu thuê rất bộ phận vận hành công việc kế toán ngày càng cao. Hiện nay, mô hình này khá phổ biến trên thế giới. Tại Việt Nam có khoảng 100-200 công ty kế toán chuyên cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp.

Thứ hai, người trẻ có thể tự làm việc trực tiếp với công ty nước ngoài. Các đơn vị này sẽ đưa phần lớn công việc kế toán về Việt Nam. Người lao động có thể làm việc cho các công ty đó ở Việt Nam hoặc Australia, Mỹ, Canada... Lúc này, các bạn có thể tự tuyển nhân viên, tìm kiếm khách hàng nước ngoài...

Phát triển trong lĩnh vực tài chính

"Việc có kiến thức kế toán là một lợi thế lớn với những người muốn phát triển về tài chính và trở thành giám đốc tài chính (CFO)", ông Trần Hồng Vân nhấn mạnh.

Diễn giả cho biết việc học giúp ông hiểu sâu về tình hình tài chính của doanh nghiệp. CFO, kế toán trưởng hay kế toán viên ở trong doanh nghiệp là sự liên kết rất chặt chẽ. Kế toán là phần liên quan đến hạch toán về mặt quá khứ. Nhân sự phải nắm bắt vấn đề doanh nghiệp đã gặp phải và hạch toán vào sổ sách. Trong khi đó, tài chính là định hướng về tương lai. Dựa trên thông tin kế toán đã đưa ra để đưa ra quyết định cho doanh nghiệp.

Như vậy, hai mảng có sự liên đới xuyên suốt từ quá khứ tới tương lai. Nếu có kiến thức kế toán vững vàng và nâng cao chuyên sâu, khi đọc báo cáo, số liệu, CFO có thể dễ dàng đánh giá đầu vào số liệu hợp lý chưa, có hỗ trợ để đưa ra các quyết định định hướng doanh nghiệp phát triển và đầu tư trong những năm tới không.

Ông Trần Hồng Vân, Giám đốc tài chính - Tập đoàn Giáo dục Quốc tế. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Ông Trần Hồng Vân, Giám đốc tài chính - Tập đoàn Giáo dục Quốc tế. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Tuy nhiên, người học kế toán cũng sẽ có một số nhược điểm khi muốn theo lĩnh vực tài chính hay cụ thể là vị trí CFO. Ví dụ như kế toán sẽ gắn với công việc xử lý các tác vụ hàng ngày, dẫn tới khó có thời gian nghĩ về tương lai. Với quan sát thực tiễn, ông Anh Quốc từng thấy nhiều người dù đã trở thành CFO những vẫn chú trọng vào những tác vụ hàng ngày của kế toán. Trong khi đó, chỉ khi vượt qua điều này, họ mới có thể thành công trong vị trí mới.

"Để di chuyển tư duy, kiến thức sang một góc nhìn bao quát hơn, người làm kế toán phải bóc tách mình ra khỏi thói quen thường ngày", ông Quốc khẳng định.

Xem thêm bài học toán lớp 4: Đơn vị đo khối lượng

https://study.edu.vn/bai-13-bang-don-vi-do-khoi-luong-k2865.html 

No comments:

Post a Comment